Bản tin thời sự sáng 8/3
Đề xuất giảm 50% phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước
Các hiệp hội, địa phương đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm nay để kích cầu.
Dàn xe Kia hoàn thiện tại nhà máy của Trường Hải ở Quảng Nam |
Đề nghị này được các hiệp hội, địa phương nêu trong văn bản vừa gửi Thủ tướng Chính phủ sau thời gian thị trường xe trong nước ghi nhận tình trạng ảm đạm, doanh số sụt giảm.
Theo đó, hai giải pháp được các hiệp hội, địa phương đưa ra để kích cầu thị trường, là gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2023 và giảm 50% lệ phí trước bạ. Các chính sách này được đề nghị ban hành trong quý I hoặc đầu quý II năm nay.
Chính sách giảm tương tự cho xe lắp ráp trong nước từng được Chính phủ áp dụng hồi năm 2021 - 2022, như một cách giúp doanh nghiệp ngành này phục hồi trước tác động của dịch Covid-19.
Giải thích việc lần này lại đưa ra đề nghị trên, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) nêu thực tế, siết tín dụng, lãi suất tăng khiến thanh khoản thị trường bị thu hẹp. Các doanh nghiệp ôtô đang gồng mình đối mặt tình trạng hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm mạnh.
Dữ liệu báo cáo tháng 1 - thời điểm trước Tết Nguyên đán 2023 - của VAMA cho thấy, doanh số bán hàng tháng đầu năm 2023 toàn thị trường đạt 17.852 xe, giảm 60% so với tháng 12/2022 và 54% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, doanh số bán xe trong nước giảm gần một nửa, chỉ đạt 9.228 xe.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng người mua giảm được chi phí để lăn bánh một chiếc ôtô mới; kích thích nhu cầu tiêu dùng mua sắm trong bối cảnh ảm đảm vì áp lực siết chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.
Về phía doanh nghiệp, hai chính sách kích cầu này sẽ giúp họ giảm bớt áp lực dòng tiền, cũng như có thêm thời gian, nguồn lực cân đối chi phí duy trì sản xuất.
30.000 m2 sân bay Biên Hòa được xử lý dioxin
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ bàn giao 30.000 m2 đất đã xử lý sạch dioxin ở phía Tây Nam sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) cho Bộ Quốc phòng, sáng 7/3.
Nhân viên xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực Tây Nam sân bay Biên Hòa. |
Đây là khu vực đầu tiên trong sân bay Biên Hòa được Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) xử lý, bàn giao cho Bộ Quốc phòng. Toàn bộ diện tích đất sau xử lý được dùng làm công viên.
Trước đó đầu năm 2021, 5.300 m2 ở hồ Cổng 2 (TP. Biên Hòa), nằm ngoài sân bay đã được bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa đặc biệt quan trọng, là điển hình hợp tác giữa Chính phủ Mỹ và Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh. Đây là thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa USAID và Bộ Quốc phòng khi gần 3 ha đất đã được làm sạch, phục hồi sinh thái, công viên cây xanh đã hình thành.
Ngoài bàn giao diện tích đất đã làm sạch ở phía Tây Nam, USAID cũng bắt đầu triển khai làm sạch đất và bùn ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa (giai đoạn một) với khoảng 100.000 m3 trên tổng số 500.000 m3.
Sân bay Biên Hòa từng là căn cứ chủ chốt của quân đội Mỹ, dùng để chứa chất diệt cỏ và phục vụ chiến dịch phun rải chất độc hóa học tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Từ cuối năm 1969 đến tháng 3/1970, nơi đây đã xảy ra 4 vụ tràn chất độc hóa học từ các bể chứa với 2.500 lít chất trắng và 25.000 lít chất da cam bị rò rỉ.
Giới chuyên gia đánh giá khu vực này là nơi nhiễm chất độc dioxin nặng nhất, lâu nhất và lớn nhất trên thế giới. Dự án xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hòa dự kiến hoàn thành trong 10 năm với hai giai đoạn. Trong đó, 150.000 m3 đất sẽ được xử lý trong giai đoạn 1 (đến năm 2025) với kinh phí 390 triệu USD.
Quảng Bình cưỡng chế thu hồi nợ thuế 3 doanh nghiệp lớn
Cục thuế tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định cưỡng chế một số doanh nghiệp đang nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản các đơn vị, doanh nghiệp này.
Dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài do Công ty TNHH Sơn Hải Riverside thi công. |
Các doanh nghiệp nợ tiền thuế phải thực hiện cưỡng chế đợt này bao gồm Công ty TNHH Sơn Hải Riverside, Công ty CP Du lịch Hà Nội - Quảng Bình, Công ty CP Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình.
Công ty TNHH Sơn Hải Riverside bị cưỡng chế với số tiền hơn 51 tỷ đồng gồm: tiền thuê mặt đất thu một lần cho cả thời gian thuê là 50,7 tỷ đồng, tiền chậm nộp các khoản khác hơn 624 triệu đồng. Doanh nghiệp này bắt đầu đi vào hoạt động ngày 7/2/2020, do ông Nguyễn Quang Kinh làm Người đại diện theo pháp luật của Công ty. Được biết, doanh nghiệp này đang thực hiện Dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài tại phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới.
Công ty CP Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình bị cưỡng chế với số tiền hơn 9,1 tỷ đồng gồm: nợ tiền thuê mặt đất hằng năm hơn 7,6 tỷ đồng, nợ tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hơn 447 triệu đồng và tiền chậm nộp các khoản khác hơn 660 triệu đồng. Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2004 do ông Vương Tấn Lộc làm Người đại diện pháp luật của Công ty. Được biết, doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới.
Công ty CP Du lịch Hà Nội-Quảng Bình nợ thuế với số tiền hơn 4,4 tỷ đồng, bao gồm tiền thuế thu nhập cá nhân, tiền chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các khoản thu khác. Doanh nghiệp này là chủ đầu tư Dự án Khách sạn 5 sao Pullman tại xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới.
Đầu tư 256 tỷ đồng bảo tồn di tích Nhà tù Côn Đảo
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được đầu tư 256 tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo các hạng mục chuồng cọp Pháp, Sở Củi, chuồng bò…
Du khách tham quan trại giam Phú Tường, Côn Đảo ,,环球视讯(www.ugbet.us)开放环球UG代理登录网址、会员登录网址、环球UG会员注册、环球UG代理开户申请、环球UG电脑客户端、环球UG手机版下载等业务。 |
Chủ trương điều chỉnh Dự án tôn tạo Nhà tù Côn Đảo vừa được HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua tại Kỳ họp thứ 12. Các hạng mục được bổ sung bảo tồn gồm: khu vực cầu Ma Thiên Lãnh, Sở Cò, khu điều tra xét hỏi, trại giam 8, 9; chuồng cọp Pháp, Sở Củi, chuồng bò; tái hiện hình ảnh tù nhân bằng tượng sáp kết hợp với âm thanh, ánh sáng tại nhà Chúa đảo, trại giam Phú Hải, trại Phú Bình...
Dự án bảo tồn di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo được khởi công năm 2021, nhằm tôn tạo các trại giam, nhà chúa đảo; phục chế và tu sửa các vị trí bị hư hỏng, xuống cấp... với tổng mức đầu tư hơn 142 tỷ đồng từ ngân sách. Đến nay, khối lượng công việc đã hoàn thành 90%.
Cuối năm ngoái, Dự án được bổ sung 100 tỷ đồng ngân sách trung ương theo Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa giai đoạn 2021 - 2025 do Chính phủ phê duyệt. Do đó, Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh quy mô, nâng tổng mức đầu tư Dự án lên 256 tỷ đồng (thêm 100 tỷ từ ngân sách trung ương và hơn 13 tỷ đồng ngân sách Tỉnh). Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.
Nhà tù Côn Đảo do Pháp xây dựng từ năm 1862 sau khi chiếm được quần đảo Côn Lôn (tên cũ của Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) để giam cầm các nhà yêu nước. Nơi đây là quần thể các nhà tù lớn được ví như "địa ngục trần gian".
Thời chiến tranh chống Mỹ, hệ thống nhà tù được mở rộng, xây thêm các trại giam, tàn khốc nhất là các khu chuồng cọp. Trong 113 năm (1862 - 1975), gần 20.000 chiến sĩ cách mạng và nhiều thế hệ người yêu nước bị giam cầm, tra tấn và hy sinh tại đây.
4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế đã có lịch khắc phục sự cố
Trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang gặp sự cố, chỉ còn lỗi cáp trên tuyến SMW3 chưa có lịch khắc phục, sửa chữa.
Đến nay, đối tác quốc tế đã thông báo tới các ISP tại Việt Nam về lịch sửa chữa dự kiến của 4 tuyến AAG, APG, IA và AAE-1. Ảnh minh họa |
Ngày 7/3, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên nhánh S1H.1 của tuyến cáp quang biển AAE-1 vừa được đối tác quốc tế thông báo.
Dự kiến đến ngày 23/7/2023, việc khắc phục sự cố trên nhánh S1H.1 hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) của tuyến cáp AAE-1 sẽ được hoàn thành.
Được đưa vào khai thác chính thức từ tháng 7/2017, tuyến cáp quang biển AAE-1 đóng vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.
Tuyến cáp biển này gặp sự cố vào cuối tháng 11/2022 trên các nhánh S1H.1 hướng Hong Kong (Trung Quốc) và S1H.3 hướng đi Singapore. Trong khi lỗi trên nhánh hướng kết nối đi Singapore đã được sửa xong vào ngày 14/1/2023, sự cố trên nhánh cáp kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) dự kiến phải hơn 4 tháng nữa mới khắc phục xong.
Theo đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam, thời gian sửa chữa, khắc phục các sự cố cáp biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả thời tiết, loại lỗi và vị trí cáp; có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.
Với việc AAE-1 được cập nhật lịch sửa chữa, tính đến nay đã có 4/5 tuyến cáp quang biển mà các ISP tại Việt Nam sử dụng, có kế hoạch khắc phục sự cố.
Cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn gây thiệt hại 22 tỷ đồng
Ông Chu Tiến Dũng, cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) và 10 người bị cáo buộc chi khen thưởng và thoái vốn sai quy định, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
Ông Chu Tiến Dũng lúc còn đương chức Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV |
Ngày 7/3, hành vi của ông Dũng cùng Nguyễn Hoành Hoa (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên CNS) và 9 người khác được nêu trong cáo trạng VKSND Tối cao vừa hoàn tất, chuyển cùng hồ sơ qua tòa để đưa ra xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.
CNS là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2016 - 6/2018, ông Dũng với vai trò Tổng Giám đốc, thành viên HĐTV CNS, đã trực tiếp duyệt chi hơn 17 tỷ đồng từ quỹ khen thưởng theo 106 tờ trình đề xuất của các phòng, ban. Tuy nhiên, các đề xuất này được xác định không có danh sách cá nhân được khen thưởng, ký nhận cụ thể và không nêu rõ thành tích hỗ trợ, đóng góp cho CNS để được khen thưởng theo quy định.
Nhà chức trách xác định, ông Dũng là người có vai trò "chủ mưu, cầm đầu" trong việc duyệt ký các tờ trình và phiếu chi để chi tiền từ quỹ khen thưởng của CNS, không kiểm tra lại việc sử dụng tiền chi thưởng, gây thất thoát số tiền này. Ngoài ra, ông Dũng còn có vai trò giúp sức trong việc thực hiện hai lần thoái vốn đầu tư của CNS tại TIE (công ty con của CNS) gây thiệt hại 4,6 tỷ đồng.
VKSND Tối cao xác định ông Dũng và Hoa đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, nhiều lần; trong đó Hoa "có vai trò cầm đầu". Tuy nhiên, quá trình điều tra hai bị can đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, Hoa đã tự nguyện nộp hơn 3,2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho CNS. Từ đó, VKS đề nghị tòa án xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm khi xét xử.
Lao động xuất khẩu tăng gấp 20 lần năm 2022
Năm 2023, Việt Nam đặt kế hoạch đưa khoảng 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.
Năm 2023, Việt Nam đặt kế hoạch đưa khoảng 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài |
Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2 là 6.601 lao động (2.626 lao động nữ), gấp hơn 13 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 28.429 lao động (9.452 lao động nữ), đạt 25,8% kế hoạch năm. Năm 2023, cơ quan này dự tính đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đáng chú ý, số lao động xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Đài Loan có 14.609 lao động, Nhật Bản có 12.473 lao động, Singapore có 250 lao động, Trung Quốc có 239 lao động...
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2022, cả nước có hơn 142.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bằng 317% số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021. Đây là mức tương đương với thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Số liệu cho thấy lượng lao động xuất cảnh của một số thị trường chính như Nhật Bản có 67.295 lao động, Đài Loan có 58.598 lao động, Hàn Quốc có 9.968 lao động...
网友评论